(Xây dựng) - Tam yếu bao gồm: cổng chính, phòng chủ và nhà bếp. Cổng chính chỉ nơi ra vào. Phòng chủ là nơi ở. Nhà bếp là nơi để nấu nướng. Đó là ba nơi chủ yếu, quan trọng nhất, xem phương hướng của ba nơi này có hài hoà với nhau hay không. Ba bộ phận này nếu hài hoà với nhau, đó là cát trạch, ngược lại sẽ là hung trạch.
Phòng chủ và nhà bếp có Ngũ hành tương sinh, Ngũ hành của một thứ tương sinh với Ngũ hành của hai thứ còn lại, như vậy mới được coi là toàn vẹn. (Ảnh minh họa)
Nguyên lý và sự suy đoán của tam yếu rất đơn giản, do vậy, đa số những người học về phong thuỷ đều quen thuộc phương pháp này, và ứng dụng trong thực tế bố cục phong thuỷ. Nhưng hiện nay có rất nhiều người khi ứng dụng quy luật “dương trạch tam yếu” đã phạm một sai lầm nghiêm trọng, đó là lấy phần chính giữa của căn nhà để tính toán tọa hướng cho nhà bếp, phòng chủ và cổng chính.
Về khái niệm “phòng chủ” nhiều người cho rằng đó là phòng ở của chủ nhà, như vậy là sai. Khái niệm này chính xác là để chỉ căn phòng quan trọng nhất, hay chính là căn phòng cao lớn nhất.
Tam yếu tương sinh
Cổng chính, phòng chủ, nhà bếp nên bố trí theo cách: cổng chính sinh phòng chủ, phòng chủ sinh nhà bếp, nhà bếp sinh cổng chính, ba thứ này tương sinh và không khắc nhau. Nhưng nếu luận theo Ngũ hành sinh khắc, điều này không thể có được. Lấy ví dụ, cổng thuộc Hoả, Hoả sinh Thổ, vì vậy phòng chủ là Thổ. Thổ sinh Kim, cho nên nhà bếp là Kim. Nếu nhà bếp là Kim, làm sao có thể sinh ra cổng Hoả được? Do vậy, muốn ba hành của cổng, phòng chủ, nhà bếp hoàn toàn tương sinh không khắc nhau là tuyệt đối không thể được. Chính vì thế, phần này xem ra có sai sót. Trên thực tế, Ngũ hành của cổng chính, phòng chủ và nhà bếp, chỉ cần có hai thứ tương đồng là có thể đạt được bố cục này. Do vậy, nói đến “cổng chính sinh phòng chủ, phòng chủ sinh nhà bếp, nhà bếp sinh cổng chính, ba thứ tương sinh không khắc nhau”, phải thêm vào 4 từ “tỷ hoà với nhau”.
Tam yếu tỷ hoà
Tỷ hoà với nhau, nghĩa là trong ba hành, nếu có hai thứ hài hoà với nhau, tức là có Ngũ hành giống nhau, thì ba hành đã có thể tương sinh. Lấy ví dụ, cổng thuộc Thổ, Thổ sinh Kim, “phòng chủ” là Kim, nếu “nhà bếp” và “phòng chủ” đều là Kim, thì giữa cổng và nhà bếp có mối quan hệ tương sinh, đó là Thổ Kim tương sinh. Tóm lại, cổng, phòng chủ, nhà bếp, ba thứ phải tương sinh không khắc nhau, đó là lý luận quan trọng nhất trong “Dương trạch tam yếu”. Nếu muốn hoàn toàn phù hợp quy tắc bố cục dương trạch này, phải khiến hai thứ trong cổng chính, phòng chủ và nhà bếp có Ngũ hành tương sinh, Ngũ hành của một thứ tương sinh với Ngũ hành của hai thứ còn lại, như vậy mới được coi là toàn vẹn.
Lại hợp với phúc nguyên của mệnh chủ nhà, tức là trạch mệnh phải hoàn toàn hợp với quẻ mệnh của người. Mệnh của chủ nhà, chính là khái niệm “quẻ mệnh” hay mệnh quái trong trước tác “Bát trạch minh kính”, cuốn sách này cũng rất nhấn mạnh đến tác dụng quan trọng của quẻ mệnh, coi trọng sự hoà hợp giữa trạch mệnh và nhân mệnh. Nhưng xem xét cuốn sách này từ đầu đến cuối, không hề thấy một ví dụ thực tế nào về quẻ mệnh, có thể thấy giữa hai cuốn sách, mỗi cuốn có những kết cấu lý luận và điểm đặc sắc riêng.
Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện QH&KTĐT (ĐHXD)
Có thể bạn quan tâm: váy ngủ dài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét